Mẹo giảm căng cơ sau khi luyện tập thể hình

  Orion Data Convert

  31/03/2016

  0 nhận xét

Cung cấp đủ nước, bổ sung magie , khởi động kỹ lưỡng ... sẽ làm   giảm căng cơ khi luyện tập thể hình, mang lại kết quả luyện tập tốt hơn.

Tình trạng đau nhức khá phổ biến với những người mới tập thể hình.Nhất là trong một tuần đầu, tình trạng căng cơ bắp có thể hành hạ bạn cả đêm.

Tình trạng trượt rút cơ bắp cũng thường xuyên tái diễn, nhất là chuẩn bị vào giấc hay khi mới ngủ dậy, lúc này cơ bắp đang trong tình trạng chuyển các trạng thái kích thích. 

Đau cơ bắp khi tập thể hình thường chủ yếu ở 2 nguyên do: 

- Cơ bắp làm việc quá sức bị tổn thương, giãn cơ, giãn xương.
- Các dây thần kinh, cơ, gân hoạt động mạnh bị giãn lớn. Khi vận động, các khối xương chèn ép phải gây đau cho người luyện tập.

Mẹo giảm căng cơ sau khi tập thể hình :

1. Khởi động: Trước khi bắt đầu chơi một môn thể thao  nào đó, bạn cần thực hiện bài khởi động thật nghiêm túc với một thời gian  tương đối dài (10 - 15 phút).

2. Bổ sung magiê cho cơ thể: Theo số liệu thống kê  mới đây tại Pháp, 70% dân số  của đất nước  này thiếu magiê trong cơ thể. Trong khi đó, chất này lại vô cùng quan trọng  trong việc sản sinh ra năng lượng cho các tế bào nhưng lại rất dễ hao hụt qua đường mồ hôi.

Mẹo giảm căng cơ sau khi luyện tập thể hình

>>> Có thể bạn quan tâm : Nguyên tắc cơ bản khi luyện tập thể hình

3. Uống nhiểu nước: Sự mất nước trong khi chơi thể thao  có thể dẫn tới tình trạng các cơ kiệt sức và mệt mỏi. Để tạo năng lượng và loại bỏ những chất độc trong cơ thể, các tế bào của chúng ta cần có đủ nước. Không có đủ nước, cơ thể dễ mệt mỏi và chậm chạp. Trong khi chơi thể thao, cứ 15 phút bạn nên uống nước 1 lần và mỗi ngày uống nhiều hơn 1,5 lít nước.

4. Nghỉ ngơi: Thật tệ hại nếu sau khi chơi thể thao  bạn lại đi làm vườn hoặc làm việc  nhà vì cơ thể lúc này đã bị hao hụt rất nhiều năng lượng. Vậy nên hãy nghỉ ngơi và như thế cũng tránh được tình trạng đau cơ sau khi chơi thể thao. Hãy để cho cơ bắp của bạn có thời gian  phục hồi, để nó thích nghi với trạng thái tĩnh sau khi tập luyện nhiều.

5. Tránh sai động tác : Sai đông tác cũng là một trong những nhân tố chính gây đau nhức cơ bắp, kỹ thuật sai, non yếu, nhất là khi mới luyện tập. Thậm chí là căng cơ, giãn cơ khi chỉ mới một hai lần nâng tạ. Các hành động như nâng tạ thật nhanh, buông thả tạ, giật tạ mạnh đều khiến hệ cơ xương trở nên mòn, yếu, thậm chí là gãy xương khi nó vượt quá sức chịu đựng. Hay chỉ với động tác nâng tạ đòn, sẽ rất nguy hiểm nếu bạn để tay thẳng giữ tạ trên không, giữ tạ với tình trạng tay hơi cóng mới đúng. . Bạn sẽ làm khớp khuỷu tay bị gãy nếu đẩy ngược khớp. 

Chú ý :

Nếu tình trạng đau nhức không thuyên giảm dần sau 4 tuần tập luyện đều đặn và áp dụng các phương pháp trên, hãy xin ý kiến chuyên gia, họ sẽ giúp đỡ bạn. Hai khái niệm nhức mỏi và chấn thương rất gần nhau và bạn phải phân biệt được điều này để tránh gây nên những tổn thương thêm cho cơ thể.

Xem thêm : Dụng cụ tập thể hình hiệu quả : Xà đơn xà kép , ghế tập tạ đa năng ... chất lượng, mẫu mã đa dạng tại thethaonguyendang.com